Lỗi thường gặp của con dấu và cách khắc phục

các lỗi thường gặp của con dấu và cách khắc phục | Khada

Tổng hợp các lỗi thường gặp của con dấu

Hiện nay, việc sử dụng con dấu đã trở nên phổ biến và không thể thiếu trong việc xử lý các văn bản, chứng từ hàng ngày. Con dấu đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận tính chính xác và pháp lý của các tài liệu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng con dấu, chúng ta có thể gặp phải một số vấn đề khó chịu như dấu bị lem mực, mất nét, cán dấu bị gãy hoặc dấu đóng không rõ ràng.

Hãy cùng tham khảo bài viết và tìm hiểu cách sửa con dấu khi đóng dấu bị mờ để tiếp tục sử dụng con dấu một cách hiệu quả, đảm bảo tính chính xác của tài liệu trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi tin rằng những mẹo hữu ích này sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại khi sử dụng con dấu và có những trải nghiệm tốt hơn.

1.Con dấu đóng bị lem mực, nhòe mực

con dấu bị lem mực, nhòe mực | Khada
con dấu bị lem mực, nhòe mực | Khada

Nguyên nhân con dấu bị lem mực, nhòe mực

Thường xuất phát từ việc đổ quá nhiều mực vào khay, dẫn đến mực tràn ra ngoài. Sự dư thừa của mực này khiến bụi bẩn xung quanh tích tụ và gây hiện tượng lem mực, khiến hình ảnh đóng ra trở nên nhòe và vón mực.

Cách khắc phục con dấu bị lem mưc, nhòe mực

Bước đầu tiên là tháo khay mực ra khỏi cán dấu để tiến hành vệ sinh.

Vệ sinh con dấu bằng cách tẩy sạch bụi bẩn và các vết mực còn dính trên bề mặt con dấu. Cẩn thận không để nước tiếp xúc với khay mực hoặc các phần khác có thể bị hỏng.

Dùng một khăn mềm hoặc giấy thấm, lau sạch phần mực tràn ra ngoài khay mực và đảm bảo bề mặt khay mực sạch sẽ.

Giấy thấm mực dấu trong khay: Đối với khay mực, dùng giấy thấm hoặc khăn mềm hấp thụ dư mực trong khay, giúp giảm thiểu lượng mực thừa và ngăn mực tràn ra ngoài trong tương lai.

Lắp lại khay vào cán dấu: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ mực thừa, lắp lại khay mực vào cán dấu một cách chính xác và chắc chắn.

Bảo quản con dấu đúng cách

2. Con dấu không ăn mực đóng không rõ nét, mất nét

con dấu không ăn mực mất nét | Khada
con dấu không ăn mực mất nét | Khada
Nguyên nhânKhắc phục
Một trong những nguyên nhân khiến con dấu bị mờ có thể do tampong mực bị lún. Điều này thường xảy ra khi ta sử dụng con dấu quá lâu mà không thay thế tampong mới. Khi tampong bị lún, mặt dấu và khay mực không tiếp xúc đều nhau, gây ra hiện tượng khi đóng dấu sẽ bị mờ và không rõ ràng.Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần thay thế tampong mới hoặc khay mực mới. Để đảm bảo con dấu in ra hình ảnh rõ ràng và chính xác,
Có nhiều nguyên nhân khiến mặt dấu bị hư hỏng. Thứ nhất, mặt dấu có thể va chạm với các vật cứng hoặc bị gấp gãy, biến dạng hoặc rách do sử dụng không cẩn thận. Thứ hai, nguyên vật liệu sử dụng để làm mặt dấu không đảm bảo, dẫn đến bào mòn sau thời gian sử dụng. Cuối cùng, việc sử dụng mực dấu không chính hãng, chứa nhiều tạp chất không tốt với bề mặt cao su, có thể làm hỏng, tan chảy và biến dạng mặt dấu.Một cách duy nhất để khắc phục con dấu khi mặt dấu bị hư hỏng là làm lại mặt dấu mới. Dù việc sử dụng con dấu cũ có thể tiết kiệm nhiều chi phí, tuy nhiên, để có một con dấu sắc nét và độ bền hơn, bạn nên xem xét việc khắc con 
Mực dấu không chính hãng, chứa nhiều tạp chất không tốt với bề mặt cao su dễ bị hỏng và gây biến dạng.Thay mới và sử dụng mực chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Cách làm sạch con dấu mặt khắc dấu hiệu quả

3.Con dấu bị gãy, vỡ hộp

Nguyên nhân con dấu bị gãy

Khi con dấu bị gãy, nguyên nhân thường xuất phát từ việc rơi hoặc va chạm mạnh, làm mặt dấu bị vỡ hoặc gãy mất phần

Cách khắc phục con dấu bị gãy 

Đối với những trường hợp này thì chắc chắn bạn phải mua con dấu mới

Nguyên nhân làm vỡ hộp dấu 

Va chạm mạnh hoặc rơi rớt: Khi con dấu va chạm mạnh hoặc bị rơi rớt từ độ cao, hộp con dấu có thể bị va đập mạnh làm vỡ hoặc bể.

Cách khắc phục hộp dấu bị vỡ

Nếu mặt dấu còn nguyên vẹn thì bạn chỉ cần mua hộp dấu mới. Sau đó gắn vào và sử dụng lại bình thường như một con dấu hoàn chỉnh.

Với con dấu bị kẹt không đóng được, hoặc bị rơi nhưng các linh phụ kiện con dấu không bị gãy hay biến dạng, bạn có thể mang qua An Khánh hỗ trợ miễn phí hoàn toàn việc sửa chữa.

4.Con dấu bị bong mặt cao su

con dấu bị bung mặt cao su | Khada
con dấu bị bung mặt cao su | Khada

Trường hợp mặt dấu bị bong ra ngoài là một tình huống khá hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân có thể do việc đổ mực không đúng cách hoặc do các tác động trong quá trình sử dụng gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn có thể xử lý tại nhà bằng cách thực hiện các bước sau:

Bước đầu tiên, hãy lột mặt dấu ra và kiểm tra xem có bị bẩn quá nhiều hay không. Nếu có, hãy vệ sinh lại mặt dấu, nhưng cần cẩn thận để không làm mất nét của mặt dấu.

Tiếp theo, tháo tampong (tấm mút mực) ra để riêng ra, không cần vệ sinh tampong.

Sau đó, với bề mặt dấu tiếp xúc với cán dấu, hãy vệ sinh và bóc lớp keo cũ thật sạch. Hãy vệ sinh thật sạch phần keo tiếp xúc giữa con dấu và mặt dấu để đảm bảo sự kết dính đầy đủ sau khi dán lại.

Đối với việc sửa chữa nhanh chóng tại nhà, bạn có thể sử dụng vật liệu đơn giản như băng dính hai mặt. Tuy nhiên, tốt nhất là dùng băng dính loại dày từ 1.5-3mm để đảm bảo con dấu đóng ra đầy đủ nét và đều mực.

Thực hiện việc này là do tampong của con dấu cũ bị lún xuống do quá trình sử dụng, nên cần tấm dán dày để đảm bảo mực dính đều trên bề mặt cao su của con dấu.

Tuy nhiên, nếu bạn không tự làm được tại nhà, hãy nên đem con dấu ra Khắc Dấu lấy ngay Khada để được hỗ trợ sửa chữa chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng con dấu được khắc phục một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *